Gu cà phê của người Việt rất kỳ quặc, không phải là cà phê nguyên chất.
Có rất nhiều người “sành điệu” về cà phê. Theo đó, cà phê “chuẩn” phải đen, càng đen càng tốt, hương thơm phải mạnh mẽ, nồng nàn. Càng đắng càng tốt. nước cà phê phải thật sánh, sền sệt. cà phê phải “bám đá”, “bám thìa”, “bám thành cốc”… Cà phê phải có bọt, bọt càng nhiều càng ngon. Ly cafe đánh lên như “bọt xà bông” thì mới gọi là sành điệu.
Cà phê nguyên chất là gì?
Có thể bạn nghĩ câu hỏi này thật nực cười, đến trẻ con cũng có thể trả lời được. Chính xác: Bởi vì cà phê nguyên chất chỉ đơn giản là cà phê nhân được rang lên. Sau đó xay ra và cuối cùng là pha chế để thưởng thức; đó là cà phê nguyên chất.
Tuy nhiên, thêm một câu hỏi nữa: bạn đã từng thưởng thức một ly cà phê nguyên chất chưa?
Câu hỏi này tôi có thể khẳng định, 10 người được hỏi, thì chưa chắc có hơn 01 người dám khẳng định là “UỐNG RỒI”.
Bởi vì nếu muốn thưởng thức cà phê nguyên chất, cách đơn giản nhất là bạn mua cà phê hạt về; rang lên, xay ra, pha chế và thưởng thức.
Tuy nhiên điều này thì rất khó có người làm được. Bởi vì trong cuộc sống hiện đại ngày nay, với nhịp sống sôi động cùng với quỹ thời gian khép kín. Đầy bận rộn những lo toan cuộc sống, áp lực công việc, ý tưởng kinh doanh, thương mại … Nên xu hướng của nhiều người đó chính là: cà phê quán. Bởi vì cà phê là thức uống không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của đa số người dân Việt. Điều gì có thể chắc chắn, bạn uống cà phê tại quán là cà phê nguyên chất.
Đa số người Việt uống cà phê … rất kỳ quặc.
Có rất nhiều người “sành điệu” về cà phê. Theo đó, cà phê “chuẩn” phải đen, càng đen càng tốt, hương thơm phải mạnh mẽ, nồng nàn.
Uống cà phê thì phải càng đắng càng tốt. nước cà phê phải thật sánh, sền sệt.
Uống cà phê đen đá thì cà phê phải “bám đá”, “bám thìa”, “bám thành cốc”…
Cà phê phải có bọt, bọt càng nhiều càng ngon. Có người còn có gu ly cà phê đánh lên như “bọt xà bông” thì mới gọi là sành điệu.
Chính vì nhu cầu “sành điệu” đó mà không ít nhà sản xuất cà phê đã tự biến mình thành các nhà “hoá học”; dày công nghiên cứu, chế biến và cho ra đời các sản phẩm cà phê nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu đó.
Đó như là một quy luật cung – cầu của thị trường; có “cầu” ắt sẽ có “cung”. Người uống cần cà phê đen, đặc, sánh, bọt, thơm nồng…; người sản xuất càng chế biến cà phê không nguyên chất, họ lại càng có lợi nhuận nhiều hơn.
Một quy luật cung – cầu mà đôi bên đều thỏa mãn như vậy thì không có lý gì nó không tồn tại và phát triển. Chính cái quy luật cung – cầu đó đã đẩy văn hóa uống cà phê của người Việt phát triển lệch hướng một cách trầm trọng. Đã hình thành nên thói quen rất khó sửa đổi.
Người ta thường nói, tương lai lúc nào cũng phát triển hơn quá khứ. Đó là quy luật tất nhiên. Nhưng gu cà phê của người Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại. Chúng ta cần phải tìm về bản sắc cà phê truyền thống của ngày xưa, đó chính là cà phê nguyên chất.
Bạn thử hình dung trung bình người Việt tiêu thụ 1,15 kg cà phê mỗi năm.
Có người hàng ngày uống 3 đến 5 ly cà phê.
Nếu nhìn nhận tức thời thì chuyện uống cà phê gì, cà phê như thế nào không có gì là quan trọng cả.
Nhưng xét về lâu dài thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? nhất là những ly cà phê chứa rất nhiều hoá chất độc hại. Người xưa có câu “Kiến tha lâu cũng đầy tổ”, “mưa dầm thấm lâu”. Cũng giống như tác hại của ly cà phê hoá chất độc hại; sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe hàng ngày của mỗi chúng ta.
Trong khi khoa học đã chứng minh cà phê nguyên chất có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tại sao chúng ta lại uống cà phê gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của mình?
Vậy cuối cùng chúng ta nên chọn cho mình loại cà phê gì ?
Đó là một câu hỏi, để mỗi người chúng ta tự mình suy ngẫm. Để rồi tự lựa chọn, quyết định điều gì tốt nhất cho chính sức khỏe của bản thân mình. Tìm lại gu cà phê nguyên chất của người Việt ./.