Cách gọi của Cà phê coffee cafe hay: koffie, kahve, caffé, kafé, càfê, càfe, caffe … Cách gọi cà phê qua các ngôn ngữ và sự biến tấu của nó. Hôm nay bạn và nguyenchatcafe cùng nhau tìm hiểu nhé !
Nguồn gốc và lịch sử cà phê bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ 10.
Nguồn gốc cà phê nguyên thủy được cho là xuất phát từ Ethiopia .
Bằng chứng chứng minh sớm nhất về việc uống cà phê; hoặc kiến thức về cây cà phê là từ thế kỷ 15, trong các tu viện Sufi của Yemen. Hồi ấy nó giúp người Hồi giáo Sufi thức khuya để cầu nguyện .
Tới thế kỷ 16, nó đã đến phần còn lại của Trung Đông, Nam Ấn Độ, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Phi và đến Bắc Phi. Cà phê sau đó tiếp tục được nhân giống tới Balkans, Ý và các nước còn lại của Châu Âu. Tiếp tục đến Đông Nam Á và sau đó đến Mỹ.
Từ “Coffee” bước vào ngôn ngữ tiếng Anh vào năm 1582. Cà phê qua các ngôn ngữ.
Nhưng trước đó có rất nhiều quốc gia, nhiều vùng đã có cách gọi về cà phê khác nhau như:
Hà Lan – cà phê được gọi là “koffie”.
Thổ Nhĩ Kỳ: “kahve”
tiếng Ý “caffé”
Tiếng pháp: “café”
Việt Nam Cà phê đã được người Pháp mang sang trồng chính thức với quy mô lớn từ những năm 1857. Vì vậy “cà phê” Tiếng Việt, có nguồn gốc từ chữ “café” trong tiếng Pháp.
Ngoài ra cà phê coffee cafe còn có một số tên gọi khác như:
Kafé, Cafe, Càfê, Càfe, Caffe … là những kiểu viết cách điệu khác. Tuy không được xuất hiện trong các từ điển chính thống. Nhưng mọi người đều hiểu chúng cùng nghĩa với từ Café – coffee – cà phê.
Có thể nói rất nhiều ngôn từ về cà phê. Sự đa dạng trong cách nói, cách viết, cách đặt tên chỉ là minh chứng cho độ phủ sóng của thứ đồ uống có tuổi đời hàng nhiều thế kỷ; và mê hoặc hàng tỷ người trên toàn thế giới.
Và riêng ở Niệt Nam, một nước xuất khẩu cà phê đứng thứ 2 trên thế giới. Thì ngôn ngữ, cách nói cách viết về cà phê lại còn đa dạng hơn. Nhiều cách gọi cà phê theo cách Việt hóa hay … tiếng Việt lai căn.
Người Việt vào quán cà phê có thể gọi rất nhiều thứ theo ý thích (ngoài cà phê coffee cafe).
Như: “ cho một cà phê sữa đá”, hay có thể nói rút gọn lại. Nhưng chủ quán vẫn hiểu và bưng ra cho bạn đúng ly cà phê bạn cần. “cho một sữa đá, cho một đen đá, đen nóng, hay nâu đá, hoặc đen đá Sài Gòn” .v.v. và .v.v. nhưng tất cả đều được hiểu là cà phê.
Khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam cũng rất dễ dàng gọi cà phê. Dù họ không hề biết tiếng Việt. Chỉ đơn giản là coffee, café. Hoặc những quán cà phê pha máy, những quán cà phê phục vụ theo cách uống của người châu âu, họ có thể gọi rất nhiều thứ như:
o Espresso
o Double Espresso
o Short Macchiato
o Long Macchiato
o Ristretto
o Long Black
o Café Latte
o Cappuccino
o Flat White
o Piccolo Latte
o Mocha
o Affogato
Chỉ một từ cà phê, nhưng khi được nghệ nhân pha chế thành ly cà phê. Sẽ có rất nhiều tên gọi khác nhau, với phong cách, mùi vị, cách trang trí; và thưởng thức cũng hoàn toàn khác nhau.
Nhiều lúc ngồi nhâm nhi ly cà phê, có thể bạn tự nhủ: cà phê coffee cafe hay: koffie, kahve, caffé, kafé, càfê, càfe, caffe … nhỉ?.
Thực chất thì điều đó không quan trọng. Dù bạn hay ai có gọi như thế nào; thì nó vẫn là cà phê. Có hay không chính là: càng có nhiều cách gọi về cà phê, lại càng tạo thêm nhiều ý tưởng; tô điểm thêm nhiều nét văn hóa uống cà phê. Cà phê sẽ ngày càng phát triển đa dạng, phong phú hơn.
Hãy tận hưởng thôi và nhấm nháp một ly cà phê cho thật đã. Thả hồn theo những bản nhạc trữ tình, nhẹ nhàng sâu lắng. Tận hưởng những giây phút thanh bình, tích tụ năng lượng cho một hành trình dài phía trước …