Giới thiệu về Đăk Lăk: Buôn Ma Thuột được xem là thủ phủ cà phê của Việt Nam. Và hôm nay, hãy cùng nguyenchatcafe tìm hiểu lịch sử hình thành, phát triển qua từng giai đoạn của vùng đất đỏ bazan này nhé !
Giới thiệu về Đăk Lăk: Đặc điểm tự nhiên
Ngã sáu Ban Mê
Tổng quan về Đăk Lăk
Đăk Lăk là một tỉnh nằm ở Cao nguyên phía tây miền Trung của Việt Nam. Có diện tích tự nhiên là 13.125 km2 và dân số gần 1,8 triệu người.
Phía bắc giáp với tỉnh Gia Lai. Phía nam giáp với 2 tỉnh Lâm Đồng và Đăk Nông. Phía đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên. Phía tây có đường biên giới chung với Campuchia.
Đăk lăk là một cao nguyên thấp, độ cao trung bình khoảng 500 mét so với mặt nước biển. Là vùng đất tương đối bằng phẳng, đôi chỗ hơi lượn sóng và bị chia cắt bởi những thung lũng, sông suối. Phía đông có những đồng cỏ trải dài, phía tây địa hình thấp dần.
Dòng sông Sê Rê Pốc chảy qua đây tạo thành những thác lớn. Phía nam là miền đồng trũng có hồ Lăk rộng trên 500 ha. Hai con sông Krông Ana và Krông nô; tạo thành một vùng lưu vực rộng hàng vạn ha đất đai màu mỡ.
Giới thiệu về Đăk Lăk: có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của cả nước.
Địa bàn đi lại thuận lợi, có cả đường bộ và đường hàng không. Đường quốc lộ 14 nối Đăk Lăk với các tỉnh phía Nam và phía Bắc. Là con đường huyết mạch của tỉnh đi từ Plâyku qua trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột; xuống Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh.
Đăk Lăk còn có quốc lộ 26 nối thành phố Buôn Ma Thuột với các huyện Krông Păk, Ea Kar, M’ Đrăk đến tỉnh Khánh Hòa. Quốc lộ 27 kéo dài nối trung tâm tỉnh với huyện Lăk ở phía nam và thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng).
Hệ thống đường giao thông khá nhiều và hoàn chỉnh đi lại rất thuận lợi. Đường hàng không đã có từ lâu và hiện nay được đầu tư, nâng cấp. Thường xuyên đón các đoàn khách quốc tế và trong nước.
Đăk Lăk có điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Có vị trí nằm ở trung tâm vùng đất đỏ Bazan, thích hợp với cây công nghiệp và cây lấy gỗ. Đặc biệt là cây cà phê, cao su; thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày. Và đây là một thế mạnh của tỉnh.
Đăk Lăk có diện tích rừng và trữ lượng gỗ lớn, có nhiều loại gỗ quý như:
Cẩm lai, giáng hương, căm xe, trắc, sao, dỗi … Rừng có nhiều loại động thực vật phong phú, đa dạng, nhiều chủng loại với số lượng lớn như: Voi, hổ, báo, hươu, nai, trâu, bò rừng, tê giác…
Đặc biệt có vườn quốc gia Yook Đôn, rộng hàng trăm ngàn ha. Là nơi bảo vệ các loài động vật quý hiếm ở nước ta. Yook Đôn cũng là nơi có nhiều voi sống thành từng đàn. Ở đây còn có nhiều cây dược liệu quý như: Huyết giác, thiên môn, hổ cốt toái…
Giới thiệu về Đăk Lăk với Thiên nhiên hùng vĩ
Giới thiệu về Đăk Lăk: có nhiều cảnh đẹp và di tích văn hóa, lịch sử lâu đời như: Hồ Lăk rộng 500 ha. Là hồ thiên nhiên nằm giữa thung lũng đẹp và thơ mộng.
Thác Đray H’Linh, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 15 km.
Khu du lịch và cầu treo Buôn Đôn mộc mạc; nhưng hấp dẫn đối với khách du lịch sinh thái trong nước và quốc tế.
Rừng mai vàng thiên nhiên rộng hàng chục ha nằm trên tả ngạn sông Krông Ana.
Tháp Chàm ở huyện Ea Súp cao 8m rộng 5m, xây dựng từ thế kỉ XIII.
Nhà đày Buôn Ma Thuột nơi chứng tích về tội ác của đế quốc, thực dân; thể hiện khí phách kiên cường của các chiến sĩ cộng sản.
Đình Lạc Giao, nơi ghi lại dấu chân của dân tộc Việt định cư trên vùng đất mới. Cùng lời nguyện giao ước sống thuận hòa anh em với đồng bào Thượng…
Nhà dài_Ê đê – Giới thiệu về Đăk Lăk
Đăk Lăk có nền văn hóa lâu đời và độc đáo, văn học dân gian phát triển sớm với nhiều thể loại:
Chuyện thần thoại, chuyện cười, cổ tích, ngụ ngôn…
Những bản sử thi như trường ca Đam san, Xinh Nhã, Đam Kteh …
không những là niềm tự hào của nhân dân Đăk Lăk – Tây Nguyên. Mà còn là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Việt Nam.
Đặc biệt, cồng chiêng ở Đăk Lăk nói riêng, Tây Nguyên nói chung; là di sản quý báu của đồng bào các dân tộc thiểu số. Đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (25-11-2005).
Văn hóa _ Cồng chiêng
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH TRỰC THUỘC TỈNH ĐĂK LĂK
Thành phố Buôn Ma Thuột
Thị xã Buôn Hồ
Huyện Buôn Đôn
Huyện Cư Kuin
Huyện Cư M gar
Huyện Ea H’Leo
Huyện Ea Kar
Huyện Ea Súp
Huyện Krông Búk
Huyện Krông Bông
Huyện Krông Ana
Huyện Krông Năng
Huyện Krông Pắc
Huyện Lắk
Huyện M’Đrắk
Vài nét về Buôn Ma Thuột
Buôn Ma Thuột cũng là nơi sinh sống, quần tụ của nhiều dân tộc anh em như:
Kinh, Êđê, Giarai, M’nông, Thái, Tày, Nùng, Dao… Mỗi dân tộc có nếp sống văn hóa riêng rất đặc sắc, góp phần làm phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa vùng Tây Nguyên.
Trải qua nhiều bước thăng trầm, biến động của lịch sử. Buôn Ma Thuột nay tròn 105 năm tuổi. Từ một vùng đất hẻo lánh, xa xôi, ít người biết đến. Thì nay đã trở nên thân quen, gần gũi, không những được nhân dân cả nước mà bạn bè quốc tế biết và tìm đến.
Từ số dân gần 3 vạn người của những năm đầu thế kỉ XX, rồi tăng lên 13 vạn người sau năm 1975. Đến đầu năm 2004, trước yêu cầu đổi mới, phát triển của đất nước, của vùng Tây Nguyên. Quốc hội khóa XI đã ra Nghị quyết số 22 về việc chia tỉnh Đăk Lăk thành 2 tỉnh: Đăk Lăk và Đăk Nông.
Hiện nay thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích tự nhiên là 377,18 km2; (chiếm 2,87% diện tích toàn tỉnh Đăk Lăk). Gồm 13 phường, 8 xã. Dân số hiện có gần 330.000 người, với 31 thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 15% dân số toàn thành phố.
Một góc thành phố Buôn Ma Thuột
Từ một vùng đất hoang sơ, là nơi “rừng thiêng nước độc”. Nhưng với đức tính cần cù, lao động sáng tạo, tinh thần đoàn kết; tạo ra một vùng đất phì nhiêu màu mỡ và trở thành miền đất lành. Để hôm nay là nơi hội tụ của mọi miền quê Tổ quốc.
Từ thế hệ này qua thế hệ khác, người dân Đăk Lăk đã khai phá, xây dựng; tạo nên một cao nguyên Đăk Lăk trù phú và tươi đẹp như ngày hôm nay.
Buôn Ma Thuột có bề bề dày lịch sử từ lâu đời. Nhiều tư liệu từ trước đến nay đã cho thấy vùng đất này tồn tại từ rất sớm. Dưới góc độ nghiên cứu về khảo cổ học Buôn Ma Thuột ít ra đã có 4.000 năm tuổi.
Qua tư liệu văn hóa tộc người đã có một Buôn Ma Thuột vài trăm năm tuổi. Và qua tư liệu sử học; đến nay, Buôn Ma Thuột vừa tròn 105 năm hình thành và phát triển.
Buôn Ma Thuột dưới thời Pháp thuộc là trung tâm của tỉnh Đăk Lăk. Cũng là trung tâm của vùng đất Tây Nguyên hùng vĩ; đầu mối của nhiều đường giao thông.
Sau khi tiến hành xâm lược và bình định vùng đất Tây Nguyên. Thực dân Pháp bắt tay ngay vào việc xây dựng bộ máy thống trị. Sau khi kí thành lập tỉnh Đăk Lăk (22-11-1904), đồng thời chuyển tỉnh lị từ Bản Đôn về Buôn Ma Thuột.
Lúc mới thành lập, chỉ có cấp tỉnh. Còn ở cấp dưới, vẫn là buôn làng của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Địa danh Buôn Ma Thuột là tên của một buôn đồng bào Ê Đê Kpă. Vùng đất này, vào cuối thế kỉ XIX chỉ có một buôn với khoảng năm chục nhà dài. Mỗi nhà có từ 30 đến 40 người do tù trưởng Ama Thuột cai quản, nằm bên dòng suối Ea Tam.
Đến những năm đầu thế kỉ XX, Buôn Ma Thuột không còn là một buôn đơn lẻ nữa. Mà đã quy tụ phát triển thêm hàng chục buôn. Tuy nhiên, Buôn Ma Thuột vẫn là một buôn lớn, trung tâm của cả vùng lúc bấy giờ. Do tù trưởng Ama Thuột, một người có thế lực và uy tín cai quản.
Tên gọi Buôn Ma Thuột cũng bắt nguồn từ đó. Buôn Ma Thuột tức là làng của Ama Y Thuột – làng của cha Y Thuột (tiếng Ê Đê: Ama có nghĩa là cha; Y thuột là chỉ người con trai tên Thuột – Buôn Ma Thuột là tên gọi tắt: làng của cha Y Thuột).
Sau chiến thắng lịch sử năm 1975, Buôn Ma Thuột không ngừng phát triển. Lớn mạnh về mọi mặt, từng bước trở thành một đô thị trung tâm của tỉnh Đăk Lăk. Và có vai trò quan trọng về nhiều mặt đối với cả nước nói chung; và khu vực Tây Nguyên nói riêng.
Sân bay Buôn Ma Thuột
Ngày 21-01-1995, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ra Quyết định số 08-CP . Thành lập thành phố Buôn Ma Thuột, đây là một dấu ấn quan trọng về sự trưởng thành. Và phát triển của Buôn Ma Thuột nói riêng và tỉnh Đăk Lăk nói chung.
Từ một đô thị loại IV năm 1975, Buôn Ma Thuột Đã phát triển thành đô thị loại III năm 1995. Được công nhận đô thị loại II năm 2005. Đầu năm 2010, Buôn Ma Thuột được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đăk Lăk.
Đó là thành quả của sự phấn đấu không ngừng của Đảng bộ, quân và dân thành phố Buôn Ma Thuột; trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Đồng thời là sự ghi nhận, phần thưởng xứng đáng của Đảng và Nhà nước. Về những đóng góp không nhỏ, của đồng bào các dân tộc Buôn Ma Thuột nói riêng, Đăk Lăk nói chung; trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhắc đến Buôn Ma Thuột là người ta nói ngay đến thương hiệu Cà phê nổi tiếng hàng đầu Việt Nam. Và đã vươn ra, khẳng định vị trí của mình trên trường Quốc tế.
Được nhiều người ví như thủ phủ cà phê của Việt Nam. Tuy nhiên nhiều du khách đến đây cũng chưa hiểu rõ về lịch sử hình thành. Và phát triển qua từng giai đoạn của Buôn ma Thuột – Thủ phủ của Tây Nguyên.
Ngã 6 TP. Buôn Ma Thuột
Buôn Ma Thuột là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk. Và là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên Việt Nam.
Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là “bản hoặc làng của Ama Thuột”. Nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột. Tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng. Để rồi từ đây, hình thành nên các buôn làng xung quanh. Phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.
Từ giữa thế kỷ XII, đồng bào dân tộc ở miền Trung Tây Nguyên. Đã từng đứng dậy đấu tranh chống sự xâm lược của Chiêm Thành. Đến năm 1470, khi Chiêm Thành xâm lấn biên giới phía nam của nước Đại Việt. Bị quan quân nhà Lê đánh tan.
Sau khi đánh thắng Chiêm Thành, nhà Lê một mặt tôn trọng đường ranh giới giữa vùng cư trú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên với đồng bằng. Mặt khác đã có những chính sách nhằm duy trì mối quan hệ giữa người Kinh; và đồng bào các dân tộc thiểu số.
Năm 1540, khi Bùi Tá Hán được triều đình cử làm Tuần Tiết xứ Nam Ngãi; kiêm cả các vùng dân tộc miền núi phía Tây. Ông đã cho di dân lên lập ấp trên miền núi, mở mang buôn bán giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số. Tiến cử các vị tù, tộc trưởng ở địa phương và tấn phong vua Hỏa Xá và Thủy Xá.
Từ đó cho đến các đời vua nhà Nguyễn sau này; địa bàn Tây Nguyên – Daklak được gọi là trấn Man; do triều đình gián tiếp quản lý. Về hành chính, trấn Man chia thành 4 nguyên và 5 đạo và về quân sự. Nhà Nguyễn lập ra một số đồn lính, tiến hành tuần tra, canh phòng biên giới. Và ngăn chặn sự xâm lược của quân Xiêm.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã đẩy mạnh các hoạt động do thám. Nắm tình hình dưới nhiều danh nghĩa khác nhau, nhằm phục vụ cho âm mưu xâm lược Tây Nguyên, Daklak. Đến năm 1898, chúng tập trung lực lượng đánh chiếm Buôn Đôn. Và lần lượt mở rộng chiến tranh; đánh chiếm toàn bộ cao nguyên Daklak.
Sau khi chiếm Daklak, thực dân Pháp bắt tay xây dựng bộ máy thống trị. Thành lập đơn vị hành chính tỉnh Daklak vào năm 1904; theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương. Chúng chia Daklak làm 5 quận, áp đặt chế độ trực trị, thực hiện chính sách “chia để trị”.
Nhưng cũng chính từ sự áp bức, bóc lột hà khắc đó. Đồng bào các dân tộc Daklak đã liên tục và anh dũng đứng lên chống thực dân Pháp. Dưới sự lãnh đạo của các vị Tù trưởng. Trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong tỉnh liên tục nổ ra các cuộc khởi nghĩa và đấu tranh vũ trang.
Như cuộc khởi nghĩa của Ama Jhao (1890-1904); cuộc đấu tranh của N’Trang Gưh (1900 -1914); cuộc khởi nghĩa của Oi H’Mai (1903 – 1909.
Tiêu biểu hơn cả là cuộc nổi dậy của đồng bào M’nông do N’Trang Lơng lãnh đạo. Cuộc khởi nghĩa này kéo dài 23 năm (1912-1935). Lôi cuốn đồng bào các dân tộc, không chỉ ở cao nguyên Dak Nông; mà cả Tây Nguyên và Cam pu chia hưởng ứng.
Cùng với các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa vũ trang do các vị tù trưởng lãnh đạo. Trong tỉnh cũng đã xuất hiện một số phong trào đấu tranh chính trị hợp pháp của tầng lớp công chức, viên chức, trí thức, học sinh.
Chống chính sách chia để trị của thực dân Pháp. Chống chính sách ngu dân, khinh miệt đồng bào các dân tộc bản xứ. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh do hai giáo chức yêu nước người Ê đê là Y Jút và Y út lãnh đạo (1925 – 1926).
Cũng trong thời kỳ này, do chính sách lập đồn điền khai thác thuộc địa, Ở Daklak đã xuất hiện một tầng lớp công nhân làm thuê cho các đồn điền bóc lột và hành hạ. Để chống lại sự áp bức bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp. Công nhân các đồn điền đã nhiều lần tổ chức các cuộc đấu tranh dưới nhiều hình thức khác nhau.
Tiêu biểu cho phong trào đấu tranh của công nhân thời kỳ này là cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền Mai ô (Maillot) năm 1927. Cuộc đấu tranh của công nhân đồn điền Rossi, CHPI năm 1933; công nhân cầu đường Buôn Hồ 1935; và sau này là công nhân đồn điền CADA…
Khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai đi vào giai đoạn kết thúc. Nhất là sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp ngày 9/3/1945. Tình hình phong trào Cách mạng trong tỉnh phát triển sôi nổi.
Các tổ chức đoàn thể, các Hội quần chúng lần lượt ra đời. Lôi cuốn lực lượng công nông, trí thức, thanh niên, phụ nữ tham gia hoạt động Việt Minh.
Ngày 24 tháng 8 năm 1945, sau cuộc khởi nghĩa ở đồn điền CADA. Cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền nổ ra thắng lợi ở Buôn Ma Thuột.
Hàng vạn quần chúng đã đồng loạt đứng lên ủng hộ ủy ban khởi nghĩa. Giành chính quyền về tay nhân dân, thành lập chính quyền cách mạng. Mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do và nhân dân làm chủ vận mệnh của mình.
Sau khi xóa bỏ bộ máy cai trị của thực dân phát xít. Đồng bào các dân tộc đã đoàn kết, chung sức chung lòng bắt tay xây dựng chế độ mới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và ủy ban Việt Minh. Nhân dân Daklak hăng hái tham gia củng cố chính quyền, xây dựng lực lượng vũ trang. Chống giặc đói, giặc dốt, thực hiện các quyền và nghĩa vụ thiêng liêng; mà cách mạng đã mang lại.
Ngày 30 tháng 12 năm 1945, quân đội Pháp quay lại xâm lược lần thứ hai. Quân dân Buôn Ma Thuột và quân dân các dân tộc trong tỉnh đã đứng dậy đấu tranh. Cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ, gian khổ và ác liệt; cuối cùng đã giành được thắng lợi.
Nhưng khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc. Đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam, với âm mưu xâm chiếm miền Nam chia cắt lâu dài đất nước ta.
Cùng với nhân dân cả nước đồng bào các dân tộc Daklak. Tiếp tục bước vào cuộc chiến đấu chống lại những kẻ thù nguy hiểm hơn, độc ác hơn đó là đế quốc Mỹ; và chính quyền tay sai.
Trong hơn 20 năm chiến chiếm đóng. Đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai đã tập trung biết bao tiềm lực quân sự và chính trị. Nhằm xây dựng Dak Lak thành một địa bàn chiến lược trọng yếu. Với nhiều thủ đoạn hòng đè bẹp ý chí cách mạng của đồng bào các dân tộc Dak Lak.
Nhưng vượt lên trên mọi hy sinh tổn thất to lớn và nặng nề nhất. Quân dân các dân tộc đã kề vai sát cánh bên nhau. Bền bỉ đấu tranh, lần lượt đập tan các âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Lập nên những chiến công oanh liệt.
Đồng khởi phá kềm 1960-1961, phá ấp giành dân giải phóng nông thôn 1964-1965. Tổng tấn công và nổi dậy tết Mậu thân 1968. Đánh bại chương trình bình định cấp tốc của Mỹ Ngụy 1969-1972.
Cuối cùng đã làm nên chiến thắng Buôn Ma Thuột (Ngày 10/03/1975). Mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam. Thống nhất Tổ quốc. Mở ra một kỷ nguyên mới:
Kỷ nguyên độc lập, tự do, thống nhất, cả nước đi lên Chủ nghĩa xã hội.
Ngã 6 Buôn Ma Thuột năm 1994 – Giới thiệu về Đăk Lăk
Nguồn sưu tầm tổng hợp