Robusta Buôn Ma Thuột | Hương vị tự nhiên được chắt chiu từ tinh túy đất trời.
Không phải ngẫu nhiên mà khi nhắc đến Buôn Ma Thuột, là người ta nghĩ ngay đến xứ sở của loài cây luôn chiếm vị trí độc tôn trên vùng đất đỏ Bazan này. Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của cả nước.
Buôn Ma Thuột, được ví như thủ phủ cà phê của Việt Nam, đặc biệt là cà phê Robusta. Không những nổi tiếng trong nước, mà còn lan rộng ra trường quốc tế.
Buôn Ma Thuột – Đăk Lăk đa số diện tích cà phê đều trồng Robusta.
Nói đến Buôn Ma Thuột là người ta nghĩ ngay đến cà phê. Nhưng chính xác hơn là trên mảnh đất này, đa số chỉ trồng cây cà phê Robusta; hay người dân nơi đây thường gọi là cà phê vối.
Tổng sản lượng cà phê của Đắk Lắk hàng năm, góp phần lớn vào việc đưa sản lượng cà phê Việt Nam; lên vị trí số 2, so với những quốc gia xuất khẩu cà phê. Và nếu chỉ xét về sản lượng xuất khẩu cà phê Robusta; thì Việt Nam là quốc gia có sản lượng xuất khẩu hàng đầu thế giới.
Cà phê Robusta Buôn Ma Thuột có gì đặc biệt.
Điểm lại một chút lịch sử cây cà phê Buôn Ma Thuột.
Đầu tiên phải kể đến người Pháp (Các nhà thám hiểm và truyền giáo Pháp); đã sớm nhận ra vùng đất này có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để trồng cà phê. Nhất là được sở hữu loại đất đỏ Bazan màu mỡ, được nhận định là loại đất tốt nhất thế giới. Rất thích hợp cho việc mở các đồn điền trồng cây công nghiệp. đặc biệt nữa là độ cao thích hợp để trồng thử nghiệm cây cà phê.
Cây cà phê được trồng đầu tiên ở Buôn Ma Thuột là cà phê Chè Arabica.
Cây cà phê du nhập vào Buôn Ma Thuột từ những năm 1870, Đầu tiên người pháp thành lập các đồn điền để trồng cây cà phê Arabica (cà phê chè).
Tuy nhiên, qua một thời gian trồng thử nghiệm cà phê chè, thời kỳ này do bệnh rỉ sắt phát triển mạnh trên cây cà phê Arabica. Làm giảm đáng kể năng suất. Đồng thời, một phần vì độ cao không thích hợp để trồng cà phê chè. Nên các chủ đồn điền pháp lần lượt chuyển sang trồng loại cà phê vối.
Trong khoảng năm 1931 tổng diện tích cà phê ở Đắk Lắk (tập trung chủ yếu ở khu vực Buôn Ma Thuột); đã lên đến 2.130 ha; trong đó 51% diện tích là cà phê chè, 33% cà phê vối, còn lại là cà phê mít.
Đến năm 1959 đã có 49 đồn điền trồng cà phê ở khu vực Buôn Ma Thuột; (bao gồm cả Buôn Hồ, Phước An). Với tổng diện tích trên 5.200 ha (cà phê chè chỉ chiếm khoảng 1% diện tích).
Cà phê Robusta trở thành cây cà phê chủ lực ở vùng đất Buôn Ma Thuột.
Cà phê vối có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên. Năng suất và hiệu quả kinh tế cao, chất lượng thơm ngon. Chính vì vậy cà phê vối robusta, được chọn lọc qua nhiều thập kỷ. Đã trở thành cây cà phê chủ lực ở vùng đất Buôn Ma Thuột.
Thời đó, cà phê Robusta được đưa về nước Pháp chế biến, tiêu thụ. Và đem lại hiệu ứng không ngờ. Cây cà phê Buôn Ma Thuột trồng trên vùng đất tốt, khí hậu thích hợp. Ở độ cao từ 400 – 500 mét đã cho sản phẩm tuyệt vời ngoài sự mong đợi của các công ty Pháp.
Các nhà rang xay tại Pháp lúc bấy giờ đánh giá chất lượng và hương vị tự nhiên của cà phê nguyên chất Buôn Ma Thuột thơm đặc trưng và đậm đà.
Với các điều kiện tự nhiên phù hợp, được trồng và chăm sóc tốt nên chất lượng cà phê ngày càng tăng lên. Kích thước cà phê nhân xanh lớn hơn, chất lượng nước đậm đà hơn, rất được ưa chuộng ở Pháp và một số nước Châu Âu.
Hương vị Robusta Buôn Ma Thuột được chắt chiu từ tinh túy của đất trời.
Được thiên nhiên ưu đãi về độ cao, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng … quá phù hợp để trồng cây cà phê. Cộng thêm bề dày lịch sử, với kinh nghiệm dạn dày được đúc kết qua nhiều năm, của người nông dân trồng cà phê nơi đây.
Sản phẩm cà phê vối Robusta đã trở thành biểu tượng và là niềm tự hào của tỉnh Đắk Lắk nói chung, vùng địa danh Buôn Ma Thuột nói riêng.
Cà phê Robusta Buôn Ma Thuột qua thời gian đã tự khẳng định vị thế của mình. Với hương vị tự nhiên được chắt lọc từ tinh túy của đất trời; để đem đến cho loài người một thứ thức uống thắm đượm, nồng nàn.
Mà không phải ở đâu, và không phải nơi nào cũng có thể có được, một nét riêng đặc biệt; giống như cà phê Robusta của vùng đất đỏ Bazan Tây Nguyên này.